Tại MEP chúng tôi “Tổ chức sự trưởng thành cho trẻ em” thông qua chương trình học mang tính sáng tạo, khu biệt hóa sử dụng Chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành làm trọng tâm có đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng thúc đẩy sự sáng tạo và hợp tác dựa trên mô hình tư duy thiết kế (design thinking) cho phép học sinh áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tế. Hình thức tổ chức lớp học đồng bộ xuyên suốt trong tất cả các môn học mục tiêu trang bị cho học sinh 9 kỹ năng thiết yếu trong xã hội ngày nay: Communication (Kỹ năng giao tiếp), Collaboration (Kỹ năng hợp tác), Creativity (Khả năng sáng tạo), Inquiry Skills (Kỹ năng đặt vấn đề), Critical Thinking (Tư duy phản biện), Problem solving (Kỹ năng xử lý tình huống), Adaptive Thinking (Tư duy thích ứng), Personal Management (Kĩ năng tự quản lý) và Self – reflection (Khả năng tự hoàn thiện bản thân). Sự khác biệt tại M.E.P, học sinh chỉ học tại trường để đạt được các văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế Starter; Mover; Flyer…và có sự tự tin, sử dụng hiệu quả tiếng mẹ đẻ và hiểu văn hóa Việt Nam để làm hành trang khám phá thế giới.

Các môn học tại MEP được tổ chức theo mô hình 4 lĩnh vực thiết yếu:

1. Chương trình phát triển ngôn ngữ: (Môn học: Tiếng Việt, tiếng Anh, Đọc sách)

  • Chú trọng vào năng lực sử dụng ngôn ngữ trong thực tế, tính sáng tạo của học
  • Giỏi tiếng mẹ đẻ – dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 – có vốn văn hóa dày dặn.
  • Tổ chức các dự án học tập xuyên suốt trong năm học, học sinh có cơ hội thực hành việc lập kế hoạch – thực thi – đánh giá. Học sinh có sản phẩm học tập cụ thể hang ngày

Chương trình Tiếng Anh, được xây dựng trên nền tảng Project learning _ Học Tiếng Anh theo dự án, giúp trẻ có cơ hội được hấp thụ và sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên như một ngôn ngữ thứ 2 của bản thân. Một tuần, khối 1 + 2 trẻ sẽ có 9 tiết, khối 3 + 4 +5 trẻ sẽ có 10 tiết với đầy đủ các kĩ năng Reading

– Writing – Spelling – Speaking và Phonic một cách hệ thống. Ngoài ra, Ở mỗi tuần, trẻ sẽ được trải nghiệm 2 hoạt động đầy bổ ích: Planning và Evaluating. Ở buổi đầu tiên của tuần, trẻ sẽ được tổ chức để lập kế hoạch và mục tiêu cho 1 tuần mới bằng những phương pháp dẫn dắt đầy sáng tạo và thông minh. Vào buổi học cuối tuần, trẻ sẽ được tự đánh giá và rút kinh nghiệm về 1 tuần đã qua của bản thân. Việc lập kế hoạch và tự đánh giá kết quả là hoạt động giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng tự quản lý thời gian và kỹ năng quản lý bản thân, những kỹ năng vô cùng cần thiết cho hiện tại và tương lai của trẻ.

Chương trình Tiếng Việt, được xây dựng trên khung Chương trình tổng thể 2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo có tham khảo phương pháp của nhóm tác giả Cánh Buồm.

Lớp 1: Học vần: Ứng dụng phương pháp học ngữ âm, giúp học sinh hiểu về âm, vần tiếng Việt, nhịp điệu trong tiếng Việt, có khả năng mô hình hóa, giúp học sinh nắm được luật chính tả => Học sinh học chủ động, biết cách ghép vần, ghi lại các tiếng mình nghe được tạo cơ hội cho học sinh sử dụng cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết hằng ngày.

Lớp 2 – 3 – 4 – 5:

Tập đọc: Tổ chức phát triển lòng đồng cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc, để học sinh đồng cảm với các nhân vật trong bài đọc, tìm ý của tác phẩm, làm được các sản phẩm ứng dụng như chuyển thể truyện thành thơ, thay đổi kết thúc của truyện, sáng tạo tác phẩm mới.

Tập làm văn: Tổ chức phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong giờ Tập làm văn, giúp học sinh có ý thức tìm hiểu các sự vật hiện tượng, nhìn các vấn đề từ nhiều góc độ,, chủ động phát hiện vấn đề và tìm giải pháp để giải quyết vấn đề => HS nói và viết CHÂN THẬT, thể hiện rõ ý suy nghĩ của bản thận.

Luyện từ và câu: Đẩy mạnh việc phát triển vốn từ theo chủ đề – tổ chức cho học sinh hiểu cách tạo từ – tìm ra và dùng từ trong câu, trong đoạn văn -> Có vốn từ phong phú, dùng từ hiệu quả.

Chính tả, tập viết: Tích hợp, chú trọng việc sử dụng trong thực tế.

Đọc sách cùng MEP: Sách là nguồn hành trang vô cùng quý giá đối với cuộc đời mỗi học sinh. Trong chương trình chính khóa, mỗi tuần các con sẽ được tham gia vào project về những cuốn sách, không chỉ giúp trẻ phát triển kĩ năng đọc, viết, cảm thụ mà còn giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu đối với việc đọc sách. Đây là 1 nét vô cùng nổi bật trong chương trình giáo dục của MEP.

2. Chương trình phát triển cá nhân: (Môn học: Lối sống – Giá trị sống; Giáo dục thể chất)

Phát triển thể lực, rèn luyện các kỹ năng cảm xúc xã hội, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng vượt khó… xây dựng lối sống lành mạnh, gần gũi thiên nhiên.

Các hoạt động ứng dụng, các dự án… xuyên suốt trong năm học như triển lãm Em đã lớn, dự án Tăng cường sức khỏe mỗi ngày, dự án Vườn cây yêu thương, dự án cộng đồng,…

Tại M.E.P học sinh được hướng dẫn và tạo môi trường tự phát triển khả năng phát hiện và giải quyết xung đột dựa trên sự đồng thuận thông qua các hoạt động tại trường hang ngày và các kết nối giữa phụ huynh và nhà trường.

3. Chương trình giáo dục nghệ thuật: (Môn học: Kể chuyện- Viết sáng tạo; Mỹ thuật; Âm nhạc)

Chương trình giáo dục nghệ thuật bao gồm nghệ thuật ngôn ngữ (trong môn Kể chuyện sáng tạo, Viết sáng tạo), Âm nhạc và Mỹ thuật, giúp học sinh có xúc cảm nghệ thuật và có khả năng sáng tạo nghệ thuật.

Học sinh được tổ chức để thể hiện lòng đồng cảm – cái gốc của mọi loại hình nghệ thuật ngay từ lớp 1; nắm vững ngữ pháp nghệ thuật từ đó biết cảm thụ cái đẹp và biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau gắn với các loại hình nghệ thuật: hội hoa, âm nhạc, thơ, truyện, kịch…

4. Chương trình Toán – Khoa học công nghệ: (Môn học: Toán – Toán ứng dụng; Khoa học – STEAM; Công nghệ thông tin -ICT)

Môn Toán: Học sinh học toán với những tình huống đời thường, được tổ chức hoạt động để nắm vững các khái niệm, mô hình toán học, làm việc trên vật thật, giải quyết các tình huống thực tế….

Môn Khoa học – STEAM (học bằng tiếng Việt với lớp 1,2,3 và học bằng tiếng Anh với lớp 4,5): Các dự án trong giờ STEAM học sinh có cơ hội ứng dụng khoa học vào đời sống, cùng sáng tạo ra những sản phẩm thú vị, thiết thực.

Công nghệ thông tin: giúp học sinh sẵn sàng cho việc các hoạt động học tập trực tuyến khi cần thiết, sử dụng internet an toàn, cách tìm kiếm và xử lí dữ liệu phục vụ cho việc học tập cũng như sinh hoạt đời sống hằng ngày, triển tư duy logic, tư duy hệ thống.

Sự kiện – dự án cộng đồng:

Học sinh được tham gia lên ý tưởng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, đánh giá các sự kiện của trường với mức độ tăng dần theo năng lực thực hiện của học sinh dựa trên nấc thang về sự tham gia của trẻ (Unicef ban hành).

Các sự kiện tại trường “Tuần lễ nghịch ngợm”, “Ngày hội môn học”…. là dịp để học sinh nhìn lại chặng đường học tập đã qua, chia sẻ về những điều mình thu nhận được, những cảm nhận, đánh giá về việc học tập hằng ngày và hướng dẫn, chia sẻ để cha mẹ, thầy cô hiểu hơn về quá trình trưởng thành của mình.

Các dự án thực tế phục vụ cộng đồng cũng được triển khai để các em vận dụng những điều đã học vào cuộc sống một cách có kế hoạch, có ý thức.

HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Share